Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, HẬU PHƯƠNG CỦA CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA, CHIẾN TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI THỜI KỲ MỚI

PGS.TS. Hồ Khang,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Căn cứ địa, hậu phương là nơi tích lũy và phát triển lực lượng  về mọi mặt, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, là nền tảng để phát triển, mở rộng khởi nghĩa, mở rộng kháng chiến. Mọi cuộc khởi nghĩa, mọi cuộc chiến tranh, nếu muốn thắng lợi, thì yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh. Khởi nghĩa hay chiến tranh cách mạng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy - từ trong lịch sử cho tới hiện tại, căn cứ địa, hậu phương luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và to lớn đối với thắng lợi cuối cùng. Quá trình xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong lịch sử dân tộc đã để lại những kinh nghiệm quan trọng có thể kế thừa, vận dụng trong xây dựng hậu phương quân đội thời kỳ hiện tại.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

NGUYỄN SƠN NHỮNG NĂM ĐẦU HỌC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC (1924-1945)

Thiếu tá Nguyễn Văn Trí
Nguyễn Sơn là vị tướng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, người đã dành phần lớn thời gian hoạt động cách mạng trên đất Trung Hoa. Nhìn chung, thời gian hoạt động của Nguyễn Sơn ở Trung Quốc có thể chia thành hai giai đoạn chính: 1924 - 1945 và 1950- 1956; trong đó, những năm 1924-1945 là quãng thời gian có khá nhiều điểm khá đặc biệt, góp phần làm nên cốt cách một Nguyễn Sơn đa tài cả trên lĩnh vực quân sự và văn hóa.