Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ NHÀ QUÂN SỰ THIÊN TÀI, NHÀ CHÍNH TRỊ XUẤT CHÚNG

Trần Đại Sơn
Sự nghiệp võ tài, văn trị của vua Quang Trung đối với đất nước được nhiều trang sử ca ngợi là: một nhà quân sự thiên tài,một nhà chính trị xuất chúng; tiếc thay, với chính sách trả thù tàn bạo, triệt để của Triều Nguyễn sau những năm 1802 đã hủy hoại hầu hết các thư tịch liên quan đến ông. Nhưng, dù vậy những dấu ấn oanh liệt một thời đánh Nam dẹp Bắc, những cuộc chuyển quân chớp nhoáng thần kỳ của ông cùng các công thần liệt tướng vẫn tồn tại trong nhân gian và trong những trang sử hào hùng của dân tộc.
Nói đến Quang Trung - Nguyễn Huệ chúng ta không chỉ dừng ở võ công, mà còn phải kể đến văn trị dù thời gian trị vì đất nước của ông quá ngắn ngủi (1789 – 1792), nhiều dự định còn dang dở; nhưng chỉ với chứng ấy cũng có thể đánh giá: ngài là một minh quân, một nhà chính trị xuất chúng. Có một phản đề: nếu ngài không mất sớm (39 tuổi), thì triều đại ấy, đất nước này sẽ đi đến đâu; rồi khẳng định: Triều đại ấy sẽ không như nhà Lê mạt ở Thăng Long; hoặc chỉ lo “Cầu an, đạt lạc” như Thái Đức ở thành Đồ Bàn (Bình Định) mà nhất định là một triều đại vua sáng tôi hiền, thái bình thịnh trị, non sông thống nhất.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ CHO VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954)

Nguyễn Văn Trí
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
 Trận Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng đối với VNDCCH trong cuộc đàm phán ở Geneva mà nó còn quan hệ đến việc hiện thực hóa ý đồ của Liên Xô và Trung Quốc trong cuộc đàm phán này. Bởi thế, vấn đề viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô cho VNDCCH trong trận Điện Biên Phủ được các nhà sử học quan tâm mỗi khi nghiên cứu đến trận đánh này cũng như cuộc đàm phán về Đông Dương ở Geneva (1954). Nói về viện trợ của Liên Xô cho VNDCCH trong trận Điện Biên Phủ người ta thường nhắc đến những loại vũ khí có uy lực mạnh như hỏa tiễn H6; xem xét viện trợ của Trung Quốc cho VNDCCH trong trận đánh này các học đều có nhận định Trung Quốc đã dành cho VNDCCH lượng hàng quân sự hằng tháng lớn hơn hẳn chỉ số tương ứng của các năm trước đó[1]. Nhưng, bên cạnh đó, nghiên cứu về trận đánh lịch sử này, Mari Olsen, trong tác phẩm Vai trò của Trung Quốc trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô, 1949-1964, đã cho biết Liên Xô không muốn viện trợ vũ khí cho VNDCCH[2].

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

NHỮNG BÀI HỌC MÀ MỸ RÚT RA TỪ VIỆT NAM ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN TRANH IRAQ



GS.TS. Phan Ngọc Liên* TS. Văn Ngọc Thành*
 Lịch sử là một quá trình phát triển thống nhất, hợp qui luật, qua các giai đoạn khác nhau. Vì vậy, những bài học, kinh nghiệm của quá khứ đều có ích cho hoạt động trong hiện tại và việc dự đoán tương lai. Song điều này chỉ có thể thực hiện được kết quả đối với những người đấu tranh cho chính nghĩa, vì sự tiến bộ xã hội và nó trở thành vô nghĩa đối với những ai muốn lấy những điều điểu giả trong quá khứ để biện minh cho sự điểu cáng của mình trong hiện tại. Đây là trường hợp những kẻ đã thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược trước đó muốn rút ra “những bài học” cho việc tiến hành một cuộc chiến phi nghĩa mới. Họ mong rút ra từ những bài học lịch sử để tiếp tục lao đầu vào một cuộc mạo hiểm mới và chuốc lấy thất bại.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

BỘ ĐỘI XE TĂNG RA QUÂN, ĐÁNH THẮNG TRẬN ĐẦU TRONG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9- KHE SANH XUÂN 1968



Vũ Bá Đăng*
Cách đây vừa tròn 40 năm, ngày 7 tháng 2 năm 1968, Bộ đội Thiết giáp (nay là Tăng thiết giáp - TTG) sau gần 10 năm thành lập (5-10-1959), lần đầu tiên xuất trận, Tiểu đoàn 198 Trung đoàn xe tăng 203 được cấp trên sử dụng tham gia chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành (BCHT) giành thắng lợi giòn giã tại trận then chốt, tiến công địch phòng ngự ở cụm cứ điểm Làng Vây, trong đợt 1 chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Thắng lợi trận đầu của bộ đội xe tăng là một sự kiện lịch sử làm nức lòng quân, dân cả nước, kẻ thù bàng hoàng, khiếp sợ. Ngay sau chiến thắng, Bộ Tổng tư lệnh đã gửi điện khen. Trong bức điện có đoạn viết:

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

NHẬN ĐỊNH CỦA GIỚI SỬ HỌC PHƯƠNG TÂY VỀ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968



TS. PHAN VĂN HOÀNG[1]
Khi nghiên cứu cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, giới sử học phương Tây đều nhất trí nhận định tầm quan trọng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 mà họ gọi là “cuộc tiến công Tết” hay – ngắn gọn hơn – “Tết”. Chẳng hạn: Đây là “những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh” (George C. Herring)[2], đây là “một trong những trận đánh có tính quyết định nhất trong lịch sử nước Mỹ” (Phillip B. Davidson)[3], đây là một trong “những trận đánh có tính quyết định nhất của thế kỷ XX” (Noble Frankland và Christopher Dowling)[4]