Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ CỦA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954



 Nguyễn Văn Trí
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam  
Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), cùng với việc tự lực cánh sinh, VNDCCH luôn nỗ lực không mệt mỏi để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cuộc kháng chiến, đây là một nhân tố đảm bảo sự thành công cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Góp phần tìm hiểu những nỗ lực đó, chúng tôi tập trung tìm hiểu quá trình VNDCCH tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô từ năm 1950 đến năm 1954.   
Trước năm 1950, VNDCCH đã quan tâm giành sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và những người cộng sản Trung Quốc. Đối với Liên Xô, ngay sau khi nước VNDCCH ra đời, Chính phủ Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi sự ủng hộ về vật chất và tinh thần; đồng thời, kín đáo khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc kháng chiến của mình.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

TỔ CHỨC TIẾP VẬN, VẬN CHUYỂN HÀNG CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC Ở CHIẾN TRƯỜNG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ



Đại tá, PGS, TS. Hồ Sơn Đài*  
Ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ cuối năm 1954, đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, sử dụng bạo lực phản cách mạng chống phá quyết liệt phong trào cách mạng miền Nam. Không còn con đường nào khác, nhân dân miền Nam phải vùng lên tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Để chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng LĐVN quyết định mở đường vận tải chiến lược Bắc Nam trên bộ và trên biển. Trên biển, trong những năm đầu của thập niên 60, hàng hóa, vũ khí trang bị từ miền Bắc đã cập các cửa biển ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

QUAN HỆ TRUNG- PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÔNG DƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ GENEVA NĂM 1954



Nguyễn Văn Trí
Viện Lịch sử quân sự VN
 Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954 cùng những nhân tố tác động tới Hội nghị này vẫn là một mối quan tâm của giới sử học trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ những tài liệu hiện có trong tay, bài viết này tập trung tìm hiểu lập trường của Trung Quốc và Pháp trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương tại Hội nghị Geneva năm 1954 và tác động của quan hệ giữa hai nước này tới kết quả của Hội nghị.
           Đông Dương, cho đến lúc Hội nghị Geneva diễn ra, là địa bàn có vị trí quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Pháp và Trung Quốc. Với Trung Quốc, đây là phên dậu, là cầu nối xuống phía Nam.

SÀI GÒN – GIA ĐỊNH VỚI CUỘC TIẾN CÔNG TẾT



Đại tá, PGS, TS. Hồ Sơn Đài*
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là kết quả hợp thành từ nhiều yếu tố, nhiều lực lượng, trong đó có sự đóng góp đặc biệt to lớn của quân và dân Sài Gòn - Gia Định.
Sài Gòn - Gia Định, trong đó có thành phố Sài Gòn là thủ phủ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của cả miền Nam, là nơi đặt tổng hành dinh của đội quân viễn chinh xâm lược Mỹ, nơi đặt cơ sở đại diện của các tổ chức nước ngoài thân Mỹ và chấp nhận chế độ Việt Nam Cộng hoà. Từ năm 1954, nơi đây là sào huyệt của tổ chức chính quyền trung ương ngụy và các đảng phái chính trị, tôn giáo, văn hóa, nơi tập trung cơ cấu chỉ đạo, chỉ huy quân sự của toàn bộ cuộc chiến tranh tới từng vùng chiến trường, nơi phát ra và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch và thủ đoạn chiến lược, chiến thuật trên toàn miền Nam và Cam-pu-chia.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

MỘT THOÁNG, NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LIÊN BANG NGA



Đại tá, PGS,TS. HỒ SƠN ĐÀI[1]
1. Chiếc máy bay boeng 777-200 số hiệu VN-195 của hãng Hàng không Vietnam Airlines do phi công người Việt điều khiển đưa chúng tôi, những người làm công tác quản lý khoa học quân sự, sang Liên bang Nga để tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý khoa học - công nghệ theo chương trình hợp tác khoa học và giáo dục giữa chính phủ hai nước. Ngay trước ngày chúng tôi lên đường, hai bên đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa chính phủ hai nước về hợp tác quân sự, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo cán bộ khoa học quân sự, y học quân sự, lịch sử quân sự, địa hình, thủy văn và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

SỰ CHỈ ĐẠO CỦA TỔNG HÀNH DINH ĐỐI VỚI TUYẾN VẬN TẢI CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG SƠN TRONG QUÁ TRÌNH MỸ LEO THANG CHIẾN TRANH




                             Đại tá Trần Trọng Trung*
Sự chỉ đạo của Tổng hành dinh đối với các trục đường vận chuyển chiến lược nói chung và với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nói riêng, gắn liền với sự chỉ đạo công tác chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và là sự chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong bản tham luận này, tôi chỉ xin đề cập một số sự kiện về sự chỉ đạo của Tổng hành dinh đối với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn từ khi quân Mỹ vào và từng bước leo thang chiến tranh, đến khi ta phát động cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân Mậu Thân 1968.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

CUỘC TIẾN CÔNG XUÂN – HÈ 1972 VÀ CHIẾN THẮNG QUẢNG TRỊ VỚI CUỘC ĐÀM PHÁN PARIS



Nguyễn Khắc Huỳnh[1]
 Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ thị xã, Thành cổ của quân và dân ta đã kết thúc cách đây tròn 40 năm, nhưng nó sẽ mãi khắc ghi vào ký ức của mỗi người Việt Nam và nhân loại như một biểu tượng ngời sáng về ý chí sắt đá, lòng quả cảm, tài thao lược, sức sáng tạo phi thường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung, của quân và dân Quảng Trị nói riêng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngay từ rất sớm, tháng 6-1971, trong thư gửi Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn khẳng định: “… thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta năm 1971, việc Mỹ phải rút thêm quân cuối năm nay và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1972 là những sự kiện do trùng hợp với nhau mà tạo nên thời cơ thuận lợi.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

MẤY ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CHIẾN TRƯỜNG Ở NAM BỘ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Đại tá, PGS,TS. HỒ SƠN ĐÀI
Chiến trường là khu vực (gồm cả mặt đất, mặt nước và trên không), ở đó các lực lượng tham chiến tiến hành chiến tranh. Trong giai đoạn lịch sử 1954-1975, Nam Bộ trở thành chiến trường trọng điểm, nơi diễn ra những sự kiện chính trị, quân sự có ý nghĩa làm thay đổi cục diện toàn chiến trường miền Nam, nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược cuối cùng trong cuộc giao tranh giữa một bên là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, một bên là quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam. Căn cứ vào những yếu tố như khả năng lực lượng, phương thức, biện pháp tiến hành chiến tranh... mà cả địch và ta đều tổ chức quy hoạch, xây dựng chiến trường hòng đáp ứng yêu cầu và mục đích thắng lợi của mỗi bên. Và quá trình đó diễn ra liên tục, xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

TRẬN ĐỒI MỒI (Ngày 28 - 29 tháng 12 năm 1951)



 Trận Đồi Mồi, trận tiến công quân địch phòng ngự có công sự tương đối vững chắc của Tiểu đoàn 418, Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 trong đợt 2 của chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951 - 23.2.1952). Sau ba giờ chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, Tiểu đoàn đánh chiếm được một phần cứ điểm, tiêu diệt một số quân địch, nhưng do không chế áp được hoả lực của địch và không còn lực lượng để tiếp tục tiến công nên phải rút quân trong đêm. Trận đánh không thành công, ảnh hưởng đến thắng lợi chung của toàn chiến dịch, để lại một số kinh nghiệm sâu sắc về công tác tổ chức chỉ huy, sử dụng lực lượng đột phá trong tiến công quân địch phòng ngự có công sự tương đối vững chắc.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

KẾT THÚC MỘT CUỘC CHIẾN TRANH



TRẦN BẠCH ĐẰNG
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc - về thời gian, với từng địa phương ở miền Nam, ngày giờ kết thúc có xê dịch ít nhiều, song chúng ta và cả thế giới đều lấy ngày 30.4 làm thời điểm bởi đó là ngày Thành phố Sài Gòn, thủ đô của chính quyền do Mỹ dựng lên, được giải phóng. Nghĩa là, nơi đặt đầu não chiến tranh của kẻ thù đã đổi chủ, chính quyền Trung ương của kẻ thù đã sụp đổ. Những đề kháng còn lại đây đó không mang ý nghĩa toàn cục nữa và tất yếu sẽ tan vỡ.

CUỘC ĐỤNG ĐẦU LỊCH SỬ GIỮA CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM VỚI CIA



Đại tá Phạm Văn Quyền*
30 năm qua, đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, quyết liệt và hết sức oanh liệt, hào hùng của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra:
- Tại sao Mỹ - một cường quốc hùng mạnh về kinh tế, quân sự, có đồng minh lớn, lại thất bại trước Việt Nam - một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế - khoa học kỹ thuật lạc hậu?

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

MỸ THẤT BẠI KHÔNG PHẢI VÌ ĐÃ CHIẾN ĐẤU VỚI MỘT TAY BỊ TRÓI ĐẰNG SAU LƯNG



GS. Trần Văn Giàu
Một số nhân vật Mỹ cắt nghĩa sự thất bại của Mỹ trong "chiến tranh Việt Nam" bằng cách cho rằng trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã "chiến đấu với một tay bị trói sau lưng" nghĩa là gì? Theo họ thì, trong suốt thời gian chiến tranh ở Việt Nam:
- Quân Mỹ và quân Sài Gòn không được phép đánh lên Campuchia, đánh qua Lào là những "đất thánh" của Việt Cộng: Việt Cộng xây căn cứ ở Lào, Campuchia để từ đó tiến công vào Nam Việt Nam hay là để khi cần thì qua đó mà ẩn nấp, chỉnh đốn.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

THỬ TÌM “GIỜ G” CỦA TẾT MẬU THÂN



                                                 LÊ THÀNH LÂN
      I-Nhập đề
“Tìm giờ G của Tết Mậu Thân” là bài toán khó. Lời giải của nó thật sự cần thiết cho những nhà nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử quân sự, những người đang nghiên cứu, bàn luận về sự kiện trọng đại này. Bốn mươi năm qua, dường như chưa có ai thử tìm một lời giải thỏa đáng, nhiều người không hề băn khoăn và vẫn tin rằng đó là “Đêm giao thừa” và không nhớ rõ là giao thừa nào. Nhiều người viết theo một lịch, nhưng khi ghi chú thêm bằng một lịch khác, thường lúng túng và hay viết sai. Chúng tôi căn cứ trên những tư liệu không mới, chỉ cố gắng phân tích theo lịch pháp và những suy luận với hy vọng tìm ra một lời giải khả dĩ. Đáp số thu được và trình bày ở đây có thể là khá bất ngờ, có thể đúng, có thể chưa hoàn toàn đúng, song hy vọng qua trao đổi chúng ta sẽ tiến dần đến một lời giải chính xác.